Lộ trình học tập

Lộ trình 1
  • Chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT
  • Chương trình Tiếng Anh tăng cường (IEP)
Chương trình học

Đến với trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai các em sẽ có một lộ trình học tập riêng phù hợp với năng lực của từng học sinh, đảm bảo phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và thẩm mĩ
Với chương trình cốt lõi là chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các em được đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức và kĩ năng chung dưới các tiết học được đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong nhiều năm liền, nhà trường có tỉ lệ tốt nghiệp 100% và trên 93% đậu vào các trường Đại học - Cao đẳng,trong đó có nhiều học sinh đậu vào các trường Đại học có ảnh hưởng lớn.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, đào tạo thế hệ công dân toàn cầu các em còn được học các chương trình Quốc tế bao gồm:
- Chương trình tiếng Anh tăng cường: do giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy được nâng dần qua các năm với chuẩn đầu ra là ielts 4.5
- Chương trình Tin học Quốc tế: Khối 10 Word, khối 11 Excel, khối 12 PowerPoint, học sinh được tham gia thi lấy chứng chỉ do Microsoft cấp và có giá trị toàn cầu.

Ngoài ra các em còn được tham gia các chương trình mở rộng bao gồm Câu lạc bộ (Âm nhạc, Mỹ thuật - Tái chế, nhiếp ảnh, Tin học, KHKT...) giúp phát huy năng khiếu và sở thích cá nhân, chương trình After School (bóng đá, bóng bàn, bóng rổ... ) giúp tăng cường rèn luyện thể chất cho học sinh sau giờ học.

Chuẩn đầu ra

 

Trường THPT Lê Quý Đôn - Đồng Nai - thành viên Tập đoàn Giáo dục IGC, xây dựng chương trình học tập chính khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT từ lớp 10 đến lớp 12. Các môn năng khiếu tự chọn như: Aerobic, Võ thuật, Cờ vua, Nhảy hiện đại,... thường xuyên có các giải đấu trong và ngoài nhà trường. Cam kết chuẩn đầu ra khối THPT:

1. Đạo đức

Phẩm chất đạo đức và năng lực của công dân: Học sinh được giáo dục các giá trị sống; hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân,… phù hợp với chuẩn mực giá trị đạo đức và quy định của pháp luật. 

2. Tri thức

Phẩm chất đạo đức và năng lực của công dân: Học sinh được giáo dục các giá trị sống; hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân,… phù hợp với chuẩn mực giá trị đạo đức và quy định của pháp luật. 

3. Thể chất

Học sinh có sức khỏe tốt, tầm vóc và phẩm chất thể lực tốt, phát triển các kỹ năng vận động. Học sinh có những hiểu biết về giới tính, biết giữ gìn, bảo vệ và rèn luyện sức khỏe, có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Học sinh biết bơi và có kỹ năng xử lý các tình huống dưới nước và sơ cấp cứu đuối nước. 

4. Thẩm mỹ

Học sinh được định hướng, nuôi dưỡng các giá trị chân - thiện - mỹ; có thái độ, kỹ năng, hành vi đẹp dựa trên các giá trị sống tốt đẹp được tu dưỡng từ môi trường học tập an toàn, được yêu thương, được hiểu và được tôn trọng. Học sinh dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

5. Kỹ năng sống

Học sinh được hình thành một hệ giá trị sống và kĩ năng sống cơ bản phù hợp với hội nhập quốc tế. Học sinh được phát triển chỉ số thông minh cảm xúc (EQ). Góp phần tạo ra những thế hệ người Việt Nam, thành thạo các kỹ năng sống, làm việc và cạnh tranh có văn hóa trên phạm vi toàn cầu.  

6. Tiếng Anh

Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Anh phổ thông chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được bổ sung và nâng cao về tiếng Anh, biết sử dụng tiếng Anh trong học tập và giao tiếp, đáp ứng nhu cầu tiếp tục học lên hoặc đi ngay vào cuộc sống. Tăng cường chương trình tiếng Anh chuẩn Châu Âu do giáo viên nước ngoài giảng dạy.  

7. Tin học

Học sinh hoàn thành chương trình Tin học phổ thông chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được bổ sung và nâng cao về Tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực và đảm bảo năng lực sử dụng. Tăng cường chương trình Tin học Quốc tế.  

8. Hướng nghiệp

Học sinh được phát triển những sở trường riêng theo hướng dạy học theo năng lực, dạy học phân hóa, dạy học định hướng nghề nghiệp, trải nghiệm sáng tạo… tạo điều kiện để lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp tương lai.  

9. Năng khiếu

Học sinh được nuôi dưỡng và phát triển sở thích, sở trường, năng khiếu chuyên biệt trong điều kiện môi trường thuận lợi để có thể trở thành nghệ sỹ hoạt động nghệ thuật hoặc vận động viên thể thao…